Sofa

Sofa là gì?

Sofa là từ dùng để chỉ loại ghế ngồi mang phong cách hiện đại. Nó thường được bọc bên ngoài bằng chất liệu da hay vải nỉ, có thể bọc kín toàn bộ hoặc một phần, kết hợp với nệm mút và hệ thống lò xo, dây đai thun co giãn để tạo độ êm ái. Một phần không thể thiếu khác của bộ sofa đó là khung xương, thường được làm từ gỗ tự nhiên hoặc các chất liệu như sắt, inox.

(Xem thêm: 100+ mẫu sofa đẹp giá rẻ cho phòng khách gia đình)

Sofa văng nỉ đẹp mẫu mới bán chạy năm 2018

Hình ảnh một mẫu ghế sofa văng

Tìm hiểu nguồn gốc của từ “sofa”

Từ sofa đến từ Thổ Nhĩ Kỳ và nó có nguồn gốc từ một từ là “suffa” trong tiếng Ả Rập. Sau đó được dùng rộng rãi ở Anh Quốc và nhiều nước trên thế giới. Trong khi một số nước khác như Ireland, Bắc Mỹ, Nam Phi và Úc thì hay dùng tên gọi “Couch” – nghĩa là ghế đi văng, trường kỷ.

Thuật ngữ sofa cũng mới được du nhập vào và phổ biến ở Việt Nam khoảng chục năm trở lại đây. Mọi người thường đồng ý rằng nó bắt đầu từ các nhà nhập khẩu nội thất ở Việt Nam – những người đầu tiên nhập về. Hiện chưa có một định nghĩa rõ ràng về dòng nội thất này. Nhiều người thường đọc từ sofa thành sopha, xô pha hay salon. Thậm chí trong danh mục các ngành nghề đăng ký kinh doanh ở Việt Nam còn “gộp” nhóm sản phẩm sofa thành nhóm ghế trường kỷ. Tuy nhiên sự “gộp chung” này là không rõ ràng, nhất là khi ghế sofa hiện đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong đời sống như một xu thế.

Các nội dung sẽ làm rõ tiếp theo trong chủ đề này

  • Sự khác nhau giữa sofa và các loại ghế trường kỷ, ghế gỗ truyền thống
  • Tìm hiểu về nguyên liệu sản xuất sofa
  • Quy trình chung để sản xuất một bộ ghế sofa
  • Các mẫu mã sofa phổ biến hiện nay
  • Những ưu điểm của sofa da, vải nỉ và các loại khác.
  • Thị trường sofa ở Việt Nam: từ nguồn cung cấp, nhà phân phối đến nhu cầu tiêu dùng.

 

Hình ảnh bộ ghế trường kỷ

Hình ảnh một bộ ghế trường kỷ làm từ gỗ tự nhiên kiểu truyền thống

Sự khác nhau giữa sofa và các loại ghế trường kỷ, ghế gỗ truyền thống

Khi nhắc đến “ghế trường kỷ” chúng ta thường hình dung ngay về một bộ bàn ghế gỗ, với thiết kế chậm trổ hoa văn, mầu gỗ hoặc nâu trầm… Còn khi nhắc đến “sofa” thì chúng ta lại hình dung về một mẫu ghế ngồi hiện đại. Vậy chúng khác nhau những điểm gì?

– Về chất liệu:

  • Gỗ trường kỷ: thường được làm từ gỗ tự nhiên, khai thác trong rừng. Các cụ ta vẫn hay truyền tai nhau câu nói “Đinh – Lim – Sến – Táu” hay “Chắc – Gụ – Hương” để chỉ đến những loại gỗ quý thường được dùng để đóng ghế trường kỷ. Cũng bởi vậy nên ghế trường kỷ thường đắt ở chất liệu gỗ. Mà gỗ quý tự nhiên thì ngày càng khan hiếm.
  • Sofa: thì lại khác, những nguyên liệu chính là vải nỉ và da (da động vật hoặc da công nghiệp) đẻ bọc ngoài, rồi đến lớp nệm mút, lò xo, dây đai thun để tạo độ êm; bên trong cùng là hệ thống khung xương nhưng thường là gỗ rẻ như keo, sồi (gỗ rừng chồng). Nói vậy để thấy rằng nguyên liệu để sản xuất sofa gần như vô hạn và rẻ, ngày càng rẻ.

– Về thiết kế:

  • Gỗ trường kỷ: Những bộ ghế trường kỷ đắt nhất thì ngoài chất gỗ quý còn là chạm trổ hoa văn hoa tiết cầu kỳ. Được làm ra bởi những người thợ mộc lành nghề cực khéo tay và làm thủ công là chính.
  • Sofa: Trong khi sofa thường có thiết kế đơn giản hơn và mang hơi hướng kiểu “sản xuất công nghiệp”. Ngày nay sofa không chỉ hướng đến đẹp mà còn hướng đến cảm giác khi ngồi. Không chỉ ngồi mà còn để nằm nghỉ thư giãn… Như vậy thiết kế ghế trường kỷ thường hướng đến sự “hoành tráng” còn thiết kế sofa lại hướng nhiều hơn đến “cảm giác về sự thoải mái khi dùng”.

– Về xu hướng và đối tượng sử dụng:

  • Gỗ trường kỷ: Chính bởi chất liệu và thiết kế nên ghế trường kỷ thường hợp hơn với những không gian cổ, truyền thống. Những phòng khách trệt dưới mặt đất, nhà biệt phủ, “5 gian”… Đối tượng người dùng cũng là những người trung và cao tuổi.
  • Sofa: thì lại hướng đến những không gian sống hiện đại. Nhất là sự bùng nổ của nhà chung cư, biệt thự liên kề ngày nay. Phòng khách cũng toàn những đồ hiện đại như tivi màn hình phẳng, tủ lạnh, điều hòa…nên sofa có vẻ hợp hơn. Nhất là với những gia chủ trẻ tuổi, phong cách sống đơn giản hiện đại.

 

Xưởng nhận đóng ghế, làm sofa theo yêu cầu tại Hà Nội

Mô tả các thành phần của ghế sofa

 

Nguyên liệu và các thành phần chính của ghế sofa

Một bộ sofa được cấu thành từ 3 yếu tố chính là:

  • Lớp bọc ngoài: thường là da, vải nỉ
  • Lớp tạo độ êm: nệm mút, lò xo, dây đai thun…
  • Lớp khung xương kết cấu: bằng gỗ hoặc sắt, inox

Ngoài ra còn có các loại phụ kiện khác như chỉ may, nút khuy, chân đế, ốp gỗ,…tùy vào mẫu thiết kế khác nhau. Chúng ta sẽ cùng sơ lược vài nét về các yếu tố cấu thành này.

+ Lớp bọc ngoài sofa quyết định lên cả “tên gọi” của nó

Có nhiều cách gọi phân biệt như sofa góc, văng, tay vịn, ghế đơn,… và cũng có một cách gọi khác là gọi theo chất liệu. Đó là sofa da – sofa nỉ, vải – hay sofa gỗ.

– Da: có 2 loại là da thật và da công nghiệp.

Da thật thường là da châu hoặc da bò đã được thuộc và tẩm sấy kỹ càng. Da thật thường có độ mềm và đàn hồi tốt hơn. Nhưng nó cũng đi kèm với giá thành cao. Một bộ sofa da thật thường có giá từ khoảng 40tr – đến vài trăm triệu.

Được dùng phổ biến hơn hiện nay là da công nghiệp. Nó có ưu điểm là mầu sắc cực đa dạng, có khoảng trên dưới 200 mẫu da khác nhau để chọn. Giá thành cũng rẻ phù hợp với số đông người dùng. Mức giá phổ biến của sofa da công nghiệp hiện khoảng 6 – 15 triệu, cũng có những bộ sofa giá rẻ dưới 5 triệu mà vẫn rất đẹp.

Ưu điểm của sofa da là ít bám bụi bẩn, dễ vệ sinh lau chùi và nhìn sang trọng. Tuy nhiên nó cũng sẽ hơi nóng và bí vào mùa hè và lạnh vào mùa đông.

– Nỉ, vải cũng là một nguyên liên được dùng phổ biến để bọc sofa. Nó có ưu điểm lớn là rất rất nhiều mẫu, chất liệu, mầu sắc để lựa chọn. Có cả ngàn mẫu vải nỉ để chúng ta lựa chọn theo sở thích của mình.

Ngoài ra dòng sofa nỉ vải còn có ưu điểm là mềm mại và ấm áp, dễ phối và tạo nên những sản phẩm sinh động. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm đi kèm là dễ thấm nước, bụi bẩn, mồ hồi…và việc vệ sinh khó hơn chất liệu da.

 

Sofa chất liệu vải nỉ

Sofa nỉ vải thường đa dạng về mầu sắc

+ Lớp tạo độ êm cho sofa

Thường dùng chủ yếu là nệm mút, các loại lò xo, dây đai thun… Tuy nhiên tùy vào mỗi mẫu sofa và “mức giá” mà khách hàng muốn chi trả thì các loại chất liệu này cũng có độ tốt khác nhau. Riêng nệm mút cũng có khoảng vài chục loại khác nhau. Những bộ sofa rẻ thì thường kém đàn hồi và cảm giác ngồi cũng không thể bằng các bộ đắt tiền hơn.

+ Khung xương sofa

Mỗi một mẫu sofa lại có một bộ khung khác nhau về thiết kế. Khung xương mang tới sự chắc chắn và độ bền cho sản phẩm mặc dù nó thường được ẩn phía trong. Phổ biến hiện nay khung xương được làm từ gỗ tự nhiên như gỗ keo, cao su…loại tốt hơn thì dùng gỗ sồi, tần bì, xoan đào.

 

Quy trình sản xuất sofa

Mỗi nhà sản xuất lại có các quy trình riêng tối ưu với điều kiện của mình. Tuy nhiên về có bản để sản xuất một bộ sô pha cần các bước chính sau:

  • Bước 1: lên ý tưởng và mẫu thiết kế. Với những đơn vị sản xuất quy mô lơn thì có thể lên cả bản vẽ chi tiết. Còn với các đơn vị nhỏ thì đôi khi chỉ là “nhìn hình ảnh” mẫu và làm theo kinh nghiệm của mình.
  • Bước 2: Lên bộ khung xương. Đây là bước tiếp theo phải triển khai sau khi có mẫu thiết kế.
  • Bước 3: Căng hệ thống lò xo, dây đai thun… Sau đó tiến hành ráp nệm mút.
  • Bước 4: Cắt, may và bọc lớp vỏ sofa (da, vải, nỉ).
  • Bước 5: Căn chỉnh và hoàn thiện.

 

Mẫu mã thiết kế sofa

Một số kiểu thiết kế phổ biến

 

Thiết kế, mẫu mã sofa

Trong thực tế chúng ta có thể thấy cả ngàn mẫu mã và hình dáng sopha khác nhau. Tuy nhiên chúng ta có thể gộp vào các kiểu mẫu thiết kế phổ biến như:

  • Sofa văng, ghế văng dài: loại 2 chỗ ngồi, 3 chỗ ngồi hoặc 4 chỗ. Ưu điểm chung là tốn ít diện tích kê và hợp với các không gian phòng diện tích nhỏ, phòng hẹp một chiều cần chừa nối đi, hay nhu cầu người ngồi thường xuyên không nhiều…
  • Sofa dạng góc, góc chữ L. Là kiểu thiết kế khá phổ biến hiện nay. Nó mang tới không gian liên mạch và rộng hơn, nhiều người ngồi hơn và cũng thoải mái khi nằm ngả lưng thư giãn.
  • Các loại ghế đơn, nhỏ, rời…dàng cho những nhu cầu cá nhân.
  • Dòng sofa thông mình kết hợp nhiều chức năng. Đây có thể sẽ là một xu hướng mới trong thời gian tới. Thiết kế đa năng vừa như một bộ ghế sô pha, khi cần lại có thể “biến” thành chiếc giường ngủ, hay tủ quần áo… Làm cho không gian sống được tối giản, mở rộng hơn.

Mời tham khảo các mẫu sofa theo thiết kế: sofa dạng góc | sofa dạng văng

 

Dây chuyền, công nghệ, và máy móc sản xuất sofa

Thực tế công việc sản xuất sofa vẫn mang tính thủ công là chính. Dù là những nhà máy hiện đại ở những nước phát triển thì phần việc chân tay vẫn chiếm khoảng 50-60%. Để tạo lên một bộ sofa đẹp phần quyết định không phải là ở máy móc mà là ở sự khéo léo của người thợ lành nghề và sự chuyên biệt hóa sản xuất để nâng cao tay nghề của người thợ.

Để đầu tư một nhà xưởng sản xuất sofa bạn cần những máy móc cơ bản như:

  • Máy cưa, cắt, phay, bào: phục vụ việc làm khung xương cho sofa
  • Máy hơi, súng bắn dinh chuyên dụng
  • Các loại kéo cắt, dao cắt, thước đo, và một vài dụng cụ khác.
  • Máy may công nghiệp

Chỉ đơn giản vậy đã có thể tiến hành sản xuất được. Còn nguyên vật liệu, phụ kiện, linh kiện thì tùy vào mẫu sofa, chất liệu, tiêu chuẩn chất lượng…để mua sắm.

Tuy nhiên với các nhà máy sản xuất sofa quy mô lớn chuyên nghiệp thì cần có phương pháp tổ chức sản xuất sao cho năng suất nhất. Bố trí tách bạch mỗi công đoạn sản xuất cho một bộ phận riêng và cơ chế phối hợp hiệu quả. Mỗi mẫu thiết kế họ thường làm luôn nhiều bộ (sản xuất hàng loạt), thay vì sản xuất lẻ từng chiếc như các xưởng nhỏ. Cách làm này giúp tận dụng được “hiệu quả kinh tế nhờ quy mô” để giảm chi phí sản xuất và tính “giống nhau tương đối” của mẫu thiết kế với sản phẩm thực.

Bài liên quan: xưởng sản xuất sofa

 

Ngành sản xuất sofa ở Việt Nam hiện nay

Thật khó để biết chính xác nghề sản xuất sofa du nhập vào Việt Nam từ khi nào. Chỉ biết rằng trước khi sản xuất sofa thì người Việt đã có một ngành mộc rất phát triển. Với những làng nghề mộc khắp cả nước, công ty sản xuất khá lớn đồ gỗ lớn, rất rất nhiều những xưởng nhỏ trên khắp mảnh đất hình chữ S này…

Hiện nay để có thể gọi là “làng nghề sofa” thì ngoài Bắc có làng nghề Hữu Bằng – Thạch Thất – Hà Nội. Ước chừng có khoảng 20-25 hộ gia đình và công ty nhỏ tham gia sản xuất mặt hàng này. Người dân Hữu Bằng cũng xuất phát từ một làng nghề mộc chuyên làm đồ gỗ gia dụng. Xu hướng nhu cầu thay đổi cộng với sự nhạy bén thị trường nên một số gia đình bắt đầu chuyển sản sản xuất sofa. Chi phí đầu tư mở xưởng sofa không quá lớn, họ dần “bắt chước” làm theo các mẫu mã trên mạng mà tích tũy kinh nghiệm thành nghề. Sản phẩm chủ yếu được chuyển bán tới các cửa hàng ở trên Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc.

Ưu điểm sản phẩm sofa làng nghề là giá rẻ bình dân. Tuy nhiên do chủ yếu sản xuất kiểu hộ gia đình, quy mô nhỏ lẻ… Nên sản phẩm làng nghề chủ yếu là hàng chợ, chất lượng sản phẩm không thực sự tốt.

Ngành sản xuất sofa hiện đã có sự tham gia của rất nhiều các công ty. Thậm chí là những những thương hiệu lớn với sự đầu tư bài bản từ khâu sản xuất đến khâu phân phối. Tạo thành một chu trình khép kín. Điều này không chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn đảm bảo tốt hơn quyền lợi “hậu mãi” cho người tiêu dùng.

Tại Công ty AmiA Việt Nam còn tách biệt hẳn 2 bộ phận sản xuất. Một xưởng chuyên làm hàng đặt – với đặc thù là sản xuất đơn lẻ theo yêu cầu riêng của khách hàng. Bộ phận này cần tính linh hoạt cao vì mỗi một khách hàng lại có yêu cầu riêng về mẫu mã thiết kế, kích thước, mầu sắc hay chất liệu…

Còn một nhà máy lớn hơn thì chuyên sản xuất sofa quy mô lớn với độ chuyên môn hóa cao. Mỗi một mẫu sofa sau khi được thiết kế 3D trên máy sẽ chuyển qua bộ phận kỹ thuật. Tại đây sẽ tiến hành bóc tách riêng từng phần của mẫu sofa ra để chuyển tới các công đoạn sản xuất. Tận dụng triệt để “hiệu quả kinh tế nhờ quy mô lớn” mỗi mẫu sofa sẽ được sản xuất nhiều bộ, tối thiểu là 10 bộ. Đây là cách để giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Có thể sản xuất số lượng lớn cho các đơn hàng như dự án nhà chung cư, văn phòng… Qquan trọng hơn là đảm bảo chất lượng và độ “giống nhau” của các sản phẩm trong một mẫu thiết kế. Điều này các xưởng nhỏ sản xuất lẻ từng chiếc không thể có được.

Posted in Tin nổi bật and tagged .